Thời đại công nghệ bùng nổ, mọi ngành nghề dịch vụ đều liên quan đến việc trao đổi thông tin và giao dịch Online, điều này mang lại nhiều lợi ích về kinh tế nhưng bên cạnh đó cũng phát sinh nhiều vấn đề trong khâu “bảo vệ dữ liệu khách hàng”. Vậy dữ liệu khách hàng là gì? Tại sao cần bảo vệ dữ liệu? Các giải pháp bảo vệ dữ liệu khách hàng hiệu quả hiện nay?
Table of Contents
ToggleDữ liệu khách hàng là gì?
Dữ liệu khách hàng là tổng hợp các thông tin khách hàng, hoặc khách hàng tiềm năng để lại trong quá trình tương tác với doanh nghiệp. Các thông tin này bao gồm tên, sở thích, nhu cầu, mục đích sử dụng sản phẩm/dịch vụ, và cả thông tin liên lạc như số điện thoại, địa chỉ nhà riêng, địa chỉ nơi làm việc, email, tài khoản ngân hàng khi giao dịch, mạng xã hội…
Dữ liệu khách hàng là một tài nguyên quan trọng và có giá trị đối với các doanh nghiệp trong thời đại kinh tế số. Theo nghiên cứu của Harvard Business Review, các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu khách hàng hiệu quả có thể tăng trưởng doanh số lên tới 85% trong vòng 5 năm. “Việc sở hữu và sử dụng dữ liệu khách hàng giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh số, tăng khả năng giữ chân khách hàng và cải thiện trải nghiệm khách hàng”, theo báo cáo của Forbes.
Như vậy, có thể thấy rằng dữ liệu khách hàng là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
Tại sao cần bảo vệ dữ liệu khách hàng?
Thông tin của khách hàng có ý nghĩa quan trọng đến sự sống còn của doanh nghiệp, việc để lộ thông tin này có thể khiến doanh nghiệp đánh mất uy tín, niềm tin của khách hàng và lượng khách hàng tiềm năng. Do vậy, việc bảo mật thông tin khách hàng là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp đảm bảo tốc độ tăng trưởng và hiện thực mục tiêu phát triển bền vững.
Trước sự bùng nổ của Internet và công nghệ số, các hành vi xâm phạm thông tin khách hàng ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp. Dưới đây là một số rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra cho doanh nghiệp khi quy trình bảo vệ dữ liệu khách hàng không được chú trọng:
- Đánh mất sự uy tín của doanh nghiệp: Việc để lộ thông tin của khách hàng có thể khiến doanh nghiệp đánh mất lòng tin đối với khách hàng và uy tín của mình. Các thông tin về khách hàng được đánh cắp có thể được sử dụng cho các mục đích xấu, đây được coi là lý do chính khiến nhiều người có tâm lý ngại chia sẻ thông tin của mình. Bởi vậy, khi khách hàng cung cấp thông tin của họ cho doanh nghiệp cũng có nghĩa là họ tin tưởng bạn. Nếu thông tin này bị lộ ra ngoài, lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp chắc chắn sẽ biến mất.
- Tiêu tốn nhiều chi phí: Việc khôi phục các dữ liệu gặp sự cố có thể mất nhiều thời gian và tiền bạc.
- Giảm tính cạnh tranh trên thị trường: Trong bối cảnh, mức độ cạnh tranh của thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Việc đánh mất thông tin khách hàng vào tay đối thủ khiến doanh nghiệp đánh mất tệp khách hàng tiềm năng của mình, dẫn đến sự suy giảm về doanh thu và tính cạnh tranh trên thị trường.
- Vướng vào các vấn đề pháp lý: Việc để lộ/tiết lộ thông tin của khách hàng có thể khiến doanh nghiệp đối mặt với nhiều vấn đề về pháp lý và kiện tụng.
Đặc biệt, Vào ngày 17/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Nghị định 13) để giải quyết những vấn đề phức tạp đang diễn ra trong thời đại số. Nghị định 13 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Nghị định 13 cùng với Luật An ninh mạng (Luật số 24/2018/QH14) ngày 12 tháng 6 năm 2018 và văn bản hướng dẫn thi hành đầu tiên là Nghị định số 53/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2022, Nghị định 13 là văn bản pháp lý thứ 3 được ban hành của Chính phủ nằm tăng cường khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động trên không gian mạng. Nghị định 13 quy định chi tiết hơn về nghĩa vụ bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng đối với các hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân.
Nghị định 13 ra đời đã tạo nên “một làn sóng mới” bắt buộc các doanh nghiệp phải đưa ra và thực hiện các biện pháp cụ thể để bảo vệ dữ liệu cá nhân chính là bảo vệ dữ liệu khách hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Một số giải pháp bảo vệ dữ liệu khách hàng
Hiện nay có khá nhiều các giải pháp về bảo mật và an toàn thông tin để bảo vệ dữ liệu khách hàng hiệu quả. Dưới đây là một số giải pháp điển hình.
Doanh nghiệp xây dựng hệ thống mạng nội bộ an toàn
Để bảo vệ dữ liệu khách hàng hiệu quả, trước tiên doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống mạng nội bộ an toàn. Tất cả các chương trình, phần mềm hỗ trợ đều phải đáp ứng tính năng bảo mật cao, điều này sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ gây mất thông tin, dữ liệu của khách hàng.
Xây dựng, nâng cấp và áp dụng các phần mềm bảo mật chuyên sâu
Doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một phần mềm bảo mật an toàn. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần đầu tư vào các giải pháp phần mềm bảo mật hiện đại để có thể giúp bạn bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp khỏi các tin tặc và các nguồn lừa đảo độc hại khác.
Cososys- Giải pháp chống thất thoát dữ liệu (DLP) do MVTECH phân phối hiện là giải pháp bảo vệ dữ liệu khách hàng phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Cososys là giải pháp chống thất thoát dữ liệu áp dụng được cho nhiều đối tượng khách hàng quan tâm đến việc bảo vệ thông tin khách hàng. Giải pháp tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như: HIPAA, GDPR, ISO.
Xây dựng các quy chuẩn về an toàn
Cần xây dựng những quy chuẩn về cấu hình đối với từng loại thiết bị trước khi thiết bị đó được đưa vào sử dụng trong doanh nghiệp. Nhằm tạo hệ thống chung liên kết các bộ phận và quy định nguyên tắc đảm bảo an toàn về thông tin.
Để xây dựng được các quy chuẩn, các doanh nghiệp quan tâm đến việc xây dựng các chính sách về mật khẩu, về tài khoản, về các dịch vụ hoặc cấu hình hệ thống của doanh nghiệp. Đối với mật khẩu của cá nhân hay doanh nghiệp, cần sử dụng các chương trình quản lý mật khẩu nhằm loại bỏ sự khó khăn khi phải ghi nhớ mật khẩu bao gồm các chuỗi chữ số và ký tự đặc biệt. Các ứng dụng này có thể hỗ trợ các cá nhân trong việc tạo mật khẩu khó hơn nhằm giảm khả năng bị tấn công trực tuyến dựa trên mật khẩu.
Một điều quan trọng không kém trong quá trình xây dựng các qui chuẩn đó chính là các doanh nghiệp luôn cập nhật và tuân thủ các quy định thay đổi như Luật An ninh mạng (2015), Nghị quyết 13 về Bảo mật dữ liệu hay các quy định, nghị định của Nhà nước trong việc bảo toàn thông tin….
Công khai chính sách bảo mật bảo quản dữ liệu
Xây dựng chính sách bảo mật, bảo quản dữ liệu của doanh nghiệp và của khách hàng là một bước đi khôn ngoan cho các doanh nghiệp. Các đối tác kinh doanh, họ luôn biết các doanh nghiệp sẽ truy cập, lưu trữ cũng như sử dụng các thông tin dữ liệu của khách hàng cung cấp như thế nào. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xây dựng mô hình “ duy trì sự minh bạch với khách hàng” song hành với việc phát triển các phương pháp thu nhập và bảo mật dữ liệu tốt hơn, đáng tin cậy hơn.
Một giải pháp không thể bỏ qua trong việc công khai chính sách bảo mật quản lý dữ liệu đó chính là thực hiện đào tạo, nâng cao nhận thức cho nhân viên trong doanh nghiệp về việc bảo mật dữ liệu trong doanh nghiệp nói chung và khách hàng đối tác nói riêng.
Hạn chế truy cập bên ngoài với các trang mạng riêng
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng đám mây. Tuy nhiên hiện nay, dữ liệu trên “cloud” trở thành mục tiêu tấn công của nhiều hacker, vì hack dữ liệu trên nền tảng đám mây dễ hơn nhiều so với việc hack dữ liệu được lưu trên hệ thống máy tính của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà tình trạng thao túng và đánh cắp tài khoản cá nhân thường xảy ra.
Quản lý dữ liệu khách hàng
Đối với các doanh nghiệp, quản lý dữ liệu khách hàng là công việc quan trọng và vô cùng cần thiết để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Theo dõi thông tin khách hàng không chỉ là cơ sở để lên kế hoạch kinh doanh mà còn đưa đến cơ hội nâng cao kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Khi các doanh nghiệp lưu trữ rất nhiều thông tin “tuyệt mật” của khách hàng. Để quản lý khai thác và sử dụng hiệu quả các thông tin đáp ứng nhu cầu an toàn thì việc mã hoá dữ liệu khách hàng là việc làm hết sức quan trọng. Quá trình mã hóa giúp bạn mã hóa tất cả dữ liệu được giao tiếp để không rơi vào tay người dùng trái phép.
Xây dựng quy trình phản ứng khi xảy ra sự cố bảo mật
Nếu sự cố bảo mật dữ liệu xảy ra, doanh nghiệp sẽ đối diện với các hình phạt & bồi thường theo quy định về cam kết bảo mật thông tin, hơn hết là ảnh hưởng xấu về hình ảnh thương hiệu, tác động tiêu cực đến quá trình kinh doanh, thậm chí là sụp đổ. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng các kịch bản, tài liệu về quy trình phản ứng khi xảy ra các sự cố bảo mật đối với hệ thống dữ liệu và thông tin khách hàng của doanh nghiệp.
Việc rò rỉ thông tin khách hàng sẽ khiến các doanh nghiệp mất đi nhiều khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành cũng như làm giảm uy tín của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy với những giải pháp trên, sẽ giúp một phần nào cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường khách hàng mục tiêu mà còn tăng uy tín và niềm tin của doanh trong thời đại công nghệ số hiện nay.
Bảo vệ dữ liệu khách hàng luôn là một biện pháp để bảo vệ chính uy tín và niềm tin của doanh nghiệp đối với khách hàng và đặc biệt là một khâu quan trọng trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp về các giải pháp bảo vệ dữ liệu khách hàng chuyên sâu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline của MVTECH.